Địa lý Awaji_(đảo)

Hòn đảo tách rời khỏi Honshū qua eo biển Akashi và tách rời khỏi Shikoku qua eo biển Naruto. Từ ngày 5 tháng 4 năm 1998 đảo có thể kết nối với Kobe trên đảo Honshū qua cầu Akashi-Kaikyo, cây cầu treo dài nhất thế giới.[3] Kể từ khi hoàn thành đường cao tốc Kobe Awaji Naruto chủ yếu qua phần phía đông của đảo nối giữa Honshū và Shikoku, xoáy nước Naruto đã được tạo thành trên eo biển giữa Naruto, Tokushima và Awaji.[4]

Đới đứt gãy Nojima, thủ phạm gây ra trận động đất Kobe 1995, cắt ngang qua đảo. Một phần của đới đứt gãy được bảo vệ và trở thành Bảo tàng bảo quản Đới đứt gãy Nojima tại Công viên kỉ niệm Động đất Hokudancho (北淡町震災記念公園, Công viên kỉ niệm Động đất Hokudancho?) để cho mọi người thấy chuyển động của mặt đất qua các con đường, hàng rào và các công trình khác. Bên ngoài khu bảo tồn này, các đới đứt gãy không thể nhìn thấy.[5] Bảo tàng kỉ niệm Cầu Onaruto (大鳴門橋記念館, Ōnarutokyō Kinenkan?) và Bảo tàng Khoa học Uzushio (うずしお科学館, Uzushio Kagakukan?) nằm gần Fukura.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Awaji_(đảo) http://www.awaji-web.com/ http://www.fredhong.com/arch693/martin_bermudez/Ar... http://www.nytimes.com/1985/10/06/magazine/afloat-... http://www.taipeitimes.com/News/feat/archives/2000... http://www.wsu.edu:8080/~wldciv/world_civ_reader/w... http://www.tfhrc.gov/pubrds/julaug98/worlds.htm http://www.awaji-navi.jp/ http://www.gsi.go.jp/KOKUJYOHO/MENCHO/200410/shima... http://www.jnto.go.jp/eng/ttp/ptg/PS/pg-606.pdf http://web.pref.hyogo.jp/area/awaji/